Nên kiểm tra chỉ số đường huyết cả trước và sau khi ăn
Đái tháo đường giết chết 150 người Việt mỗi ngày!
Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?
Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?
Đái tháo đường gây ra bệnh lý thần kinh tự trị
TS. Clifton Jackness - Khoa nội tiết, Đái tháo đường và Chuyển hóa Bệnh viện Lenox Hill, Trung tâm Y tế Mount Sinai (New York, Hoa Kỳ) cho biết:
Bạn thân mến!
Thực phẩm là một trong số những nguyên nhân gây biến động lớn lượng đường trong máu. Việc kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn rất quan trọng, bởi nó có thể giúp bạn biết được loại thực phẩm nào làm thay đổi mức đường huyết.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết cả trước và sau khi ăn.
Nếu đo chỉ số đường huyết trước khi ăn, mức đường huyết lúc này nên trong khoảng 70 – 130 mg/dl. Sau khi ăn khoảng 2 giờ cũng nên kiểm tra lần nữa, kết quả không được vượt quá 180 mg/dl.
Lưu ý là không nên đo đường huyết ngay sau khi ăn, vì người không mắc bệnh đái tháo đường chỉ số đường huyết cũng tăng lên sau khi ăn,
Nếu lượng đường huyết sau ăn cao hơn 180 mg/dl, bạn cần điều chỉnh lại bữa ăn như ăn ít hơn, hoặc giảm bớt những thực phẩm chứa đường và giàu năng lượng. Bạn cũng nên chia nhỏ các bữa ăn. Cụ thể, với cùng một lượng thực phẩm, thay vì chỉ ăn 2 – 3 bữa hãy sắp xếp thành 4 – 6 bữa và dàn đều thời gian các bữa trong ngày.
Trong trường hợp mức đường huyết trong máu tăng cao sau ăn kéo dài nhiều ngày, cần thông báo cho bác sỹ ngay.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết. Lưu ý nên chọn các sản phẩm uy tín và nên hỏi ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
* TS. Clifton Jackness là chuyên gia điều trị nội tiết ở New York, Hoa Kỳ. Ông là thành viên của các tổ chức y khoa lớn như Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Hội Nội tiết Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa New York County, Hiệp hội Bác sỹ Nội tiết Lâm sàng Hoa Kỳ…
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra. Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn